Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có dân số đông và là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, hầu hết người lao động là dân nhập cư, nên nguồn nhân lực (NNL) của tỉnh còn nhiều hạn chế trên nhiều phương diện. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đề cập một số các hạn chế về phát triển NNL của tỉnh Bình Dương và đề xuất một số giải pháp phát triển.
Thực trạng
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, là tỉnh có dân số đông thứ 4 trong 63 tỉnh, thành phố, là địa phương nằm trong cực tăng trưởng cao của Việt Nam. Trước đây, Bình Dương chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái.
Tuy nhiên, đặc trưng của tỉnh hiện nay là phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại đã thu hút được dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các mặt kinh tế – xã hội của tỉnh bắt đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.
Chính điều đó đã thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác tập trung về làm việc, dẫn đến tình trạng gia tăng dân số cơ học của tỉnh rất cao, do có nhiều người nhập cư (chiếm hơn 50% dân số của tỉnh).
Điều đó là một trở ngại đối với sự phát triển chung cho phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh. Những hạn chế trên cũng là những thách thức to lớn đối với tỉnh trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Doanh nghiệp dệt may sa thải lao động nhiều nhất
Theo đó, số người thiếu việc làm trong quý II khoảng 940.700 người, tăng 54.900 người so với quý trước và tăng 58.900 người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất với 42,2% (tương đương 397.100 người).
Số lao động bị mất việc trong quý II là 217.800 người. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, chế biến gỗ (chiếm tỷ trọng lần lượt là 16,8%; 14,1%; 14,8% và 6,1%).
Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý II năm nay khoảng 241.500 người, giảm 52.500 người so với quý trước.
Số này chủ yếu là lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung ở ngành da giày và dệt may. Một số địa phương có số lao động nghỉ giãn việc như sau: Bắc Giang 9.300 người; Bình Dương 9.800 người; Quảng Ngãi 10.300 người; Tiền Giang 11.900 người; Bình Phước 17.000 người; Ninh Bình 19.800 người; Thanh Hóa 98.300 người.
Trong khi đó, lao động mất việc chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Bình Dương (khoảng 83.200 người), TP.HCM (khoảng 30.400 người), Bắc Ninh (khoảng 10.700 người), Bắc Giang (khoảng 9.300 người).
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước. TP.HCM có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II là 3,71%, tăng so với quý trước, trong khi ở Hà Nội tỷ lệ này là 1,23%, giảm so với quý trước.
Đóng góp và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương
Các đóng góp cho sự phát triển
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Nhìn chung, nguồn nhân lực Bình Dương trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.
Đời sống, văn hóa, xã hội của người dân được cải thiện, hầu hết người dân được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ công cộng như trường học, văn hóa, văn hóa, y tế…qua các phương tiện thông tin đại chúng. Số trường lớp, cơ sở y tế phường xã tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Nguồn lao động của tỉnh Bình Dương tương đối dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có ý thức học hỏi, chịu khó, cần cù lao động. Công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm qua đã từng bước gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường lao động.
Công tác thu hút, tuyển dụng được triển khai ngày càng đồng bộ, thống nhất, gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở quy định của Trung ương, các tỉnh đã ban hành quy định về phân cấp quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Hệ thống cơ sở đào tạo được đầu tư cả về số lượng và quy mô đào tạo, giáo viên, trong đó số cơ sở dạy nghề công lập tăng nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Công tác đào tạo đã được xã hội hóa, huy động được nhiều nguồn lực, trong đó có sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp và người học.
Các hạn chế tồn tại cần giải quyết
Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế, song hiện tại, điều kiện phát triển còn khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng, cách xa các trung tâm đô thị lớn, vì vậy vấn đề thu hút lực lượng lao động chất lượng cao rất khó, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám… Vì vậy, để thực hiện mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành một tỉnh phát triển trong tương lai, cần phát hiện được các mặt hạn chế để có các giải pháp kịp thời, cụ thể:
Thứ nhất, cung về sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động: trong lĩnh vực lao động – việc làm, ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, cung về sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động. Hàng năm, số người đến tuổi lao động tăng lên, trong khi đó thị trường lao động chưa thật sự đa dạng, nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao.
Thứ hai, lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật: xuất phát điểm là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của Bình Dương, nên phần lớn lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu hụt so với nhu cầu, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh vừa thiếu vừa yếu. Tuy nhiên, tỉnh cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có những chuyên gia đầu ngành và những cán bộ kỹ thuật giỏi, có tâm huyết, nhiệt tình đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Thứ tư, có sự bất hợp lý về nhiều mặt trong cơ cấu lao động như việc phân bố lực lượng, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo và bố trí sử dụng. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm hiệu quả còn thấp, đặc biệt tư vấn về lựa chọn ngành nghề đào tạo, tư vấn tìm việc sau đào tạo; các thông tin về thị trường lao động.
Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương
Đối với Nhà nước
Đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách về xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) tỉnh Bình Dương là giải pháp đầu tiên có ý nghĩa bản lề cho việc phát triển NNL quản lý hành chính trong cơ quan HCNN tỉnh Bình Dương.
Trọng tâm là việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các ngạch cán bộ công chức quản lý theo các vị trí việc làm của cơ quan HCNN cấp tỉnh, gắn với với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức quản lý kinh tế, làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực.
Đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực quản lý hành chính trong cơ quan HCNN tỉnh Bình Dương; có chính sách đãi ngộ, thu hút và sử dụng nhân tài, các chuyên gia đầu ngành trong các ngành nghề, lĩnh vực; khuyến khích động viên kịp thời những công chức quản lý kinh tế giỏi có những cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương, nhất là đội ngũ trí thức trẻ.
Trong đó, tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên, quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực QLNN, có tính quyết định cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan HCNN cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về hành chính.
Xây dựng một số chế độ chính sách đặc thù đối với NNL quản lý hành chính trong cơ quan HCNN tỉnh Bình Dương, nhất là đối với những người thực hiện việc kiểm tra, giám sát, làm nhiệm vụ tại vùng núi, hải đảo, biên giới.
Đối với người lao động
(i) Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm
Trong những năm qua, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bình Dương theo qua kết quả điều tra lao động việc làm hằng năm và tính cho khu vực thành thị giảm từ 4% năm 2005 xuống còn 3,5% năm 2010. Sự tăng trưởng trong những năm gần đây đã tạo được công ăn việc làm nhất định cho người lao động; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng từ 80% năm 2005 lên 82% năm 2010.
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số cơ học, đặc biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, nhiều học sinh, sinh viên ra trường ngày càng đông, làm cho cung lao động vượt quá cầu lao động, gây sức ép lớn cho tỉnh trong việc giải quyết việc làm.
Do vậy, Bình Dương cần tập trung nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cụ thể:
– Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người chưa có việc làm. Tăng nguồn vốn và hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
– Hỗ trợ phát triển sản xuất – kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động thông qua các chính sách phù hợp về tài chính – tín dụng, về áp dụng khoa học – công nghệ…
– Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương, mở rộng và tăng quy mô các khu công nghiệp, tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu để thu hút lao động và cùng với nó là quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho nhu cầu mở rộng trên. Giai đoạn 20–1 – 2025, phấn đấu giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm cho khoảng 16 -17 ngàn người.
(ii) Xây dựng và phát triển thị trường sức lao động
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường lao động. Trên thực tế hai vấn đề này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự hoạt động của thị trường lao động là một vấn đề bức xúc hiện nay.
Để thúc đẩy thị trường lao động của địa phương, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cho loại thị trường này, cụ thể:
– Điều quan trọng đầu tiên là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo ra cầu về lao động, từ đó thỏa mãn chúng một cách tự động, tiết kiệm và phù hợp nhất;
– Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, vươn ra thị trường sức lao động ở nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì khi tiếp xúc và trực tiếp điều khiển những phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động;
– Mặt khác, muốn thu hút được lao động chất lượng cao và hình thành thị trường sức lao động, một vấn đề quyết định là môi trường làm việc và thu nhập phải đặt lên hàng đầu. Hiện nay, mặt bằng lương tại Bình Dương còn thấp, nên xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám” về các thành phố lớn.
– Coi trọng công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, phát triển các ngành nghề… trên cơ sở đó có sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho phù hợp. Hiện nay, ở một số lĩnh vực trọng yếu của tỉnh như: Nông Lâm nghiệp, Y, Dược, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường… lực lượng cán bộ chuyên môn sâu chiếm tỷ lệ thấp, mất cân đối về cán bộ đối với các vùng và các ngành.
Kết luận
Nguồn nhân lực tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo thực hiện các quyết sách về phát triển đất nước và hưng thịnh quốc gia. Bên cạnh ưu thế như lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù, thông minh, sáng tạo, thì nguồn nhân lực ở nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế.
Do đó, việc tìm hiểu các hạn chế và nguyên nhân để tìm ra các giải pháp phát triển NNL của nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết, rất cần được nhiều nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn hiện nay.
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 1800 28 28 21 – 096 735 77 88
Fanpage: LET’S GO
Website: Việc làm LET’S Go HRS
Tham khảo thêm:
Website: Tuyển dụng TTV